Được tạo bởi Blogger.

Bài học thiết yếu giúp tổ chức vượt qua những thách thức trong quá trình quản lý khủng hoảng

Khủng hoảng đối với một tổ chức là một biến cố đặc biệt đe dọa đến sự tồn tại của tổ chức đó. Ít nhất là, nó gây ra những tổn thất về tài sản cũng như tổn hại đến hình ảnh và uy tín của tổ chức đó. Nhưng những cá nhân, tổ chức và xã hội vượt qua được cuộc khủng hoảng đã rút ra những bài học lớn, và thậm chí, họ còn vươn mình mạnh mẽ và bền vững hơn thời kỳ trước đó.


Để có thể đối mặt và vượt qua những thách thức này, những tổ chức thành công sau cuộc khủng hoảng đã nghiên cứu và áp dụng bảy bài học thiết yếu, giúp vượt qua những thách thức trong quá trình quản lý khủng hoảng.

Bài học 1: Cảm nhận đúng


Các cuộc khủng hoảng sẽ gây tổn hại lớn đến cảm xúc, do vậy để có thể đối phó với khủng hoảng cần có năng lực cảm xúc đặc biệt, hay chỉ số IQ cảm xúc. Quản lý khủng hoảng (QLKH) hiệu quả đòi hỏi phải có năng lực cảm xúc tốt ví dụ như sự nhạy cảm và độ co giãn cảm xúc, nếu không có những năng lực này, hầu hết mọi người đều không có khả năng dự đoán được sự xuất hiện của những cuộc khủng hoảng nghiệm trọng, còn những người khác sẽ không có năng lực cảm xúc trong cuộc sống.

Bài học 2: Tư duy đúng


Khủng hoảng đòi hỏi chúng ta phải có năng lực tư duy sáng tạo và lý trí, nghĩa là chúng ta phải có năng lực tư duy "bên ngoài cái hộp". Quản lý khủng hoảng hiệu quả yêu cầu phải có chỉ số IQ sáng tạo cao.

Quản lý khủng hoảng hiệu quả đòi hỏi phải có năng lực cảm xúc tốt


Bài học 3: Quản lý đúng


Quản lý khủng hoảng hiệu quả đòi hỏi khả năng đặc biệt về tinh thần, hay còn gọi là IQ tinh thần. Không có IQ này, cuộc chiến chống lại khủng hoảng sẽ trở nên vô nghĩa. Nhiều người đã mất đi ý chí và mục tiêu cuộc sống, nói tón lại, hầu hết những cuộc khủng hoảng tàn khốc sẽ kéo theo một cuộc khủng khoảng khác, âm thầm hủy hoại sự tồn tại của chúng ta. Không gì có thể hủy hoại tâm hồn bằng sự tàn phá của khủng hoảng.

Bài học 4: Kỹ năng xã hội và chính trị phù hợp


Quản lý khủng hoảng hiệu quả đòi hỏi phải có chỉ số IQ về xã hội và chính trị đặc biệt. Điều này hoàn toàn cần thiết nếu chúng ta mong muốn trở thành người đi đầu trong quản lý khủng hoảng.

Bài học 5: Kỹ thuật đúng


Khủng hoảng đòi hỏi chúng ta phải biết lượng thông tin tổng hợp với những kỹ năng tổng hợp, đó là chỉ số IQ kỹ thuật. Ví dụ, để có thể lừa gạt nhóm khủng bố, chúng ta phải học cách nghĩ giống như một kẻ hoảng loạn nhưng có kiểm soát để không trở thành một kẻ khủng bố đầy toan tính, hay một kẻ thần kinh không ổn định.

Bài học 6: Tích hợp đúng


Quản lý khủng hoảng đòi hỏi chúng ta phải tích hợp với những chỉ số IQ được đề cập ở trên, do vậy, những chỉ số IQ tích hợp rất cần thiết. Nhận thức được điều này và làm sao để có chỉ số IQ tích hợp là một trong những điểm quan trọng nhất và nổi bật nhất.

Bài học 7: Chuyển giao đúng


Không chỉ quản lý khủng hoảng hiệu quả mà còn có kỹ năng cần thiết trong nền kinh tế toàn cầu. Nếu không có chỉ số IQ tích hợp thì ngày càng có nhiều người lao động và trí thức và chuyên gia bị mất việc, không có chỉ số IQ tích hợp các nước sẽ đối mặt với sự mất việc làm của các chuyên gia và tri thức. Cập nhật kiến thức và các chỉ số IQ mới là yếu tố cần thiết và nhờ đó chúng ta nhìn nhận thế giới thwo một cách khác.

Quản lý khủng hoảng không chỉ cần thiết cho các doanh nghiêp mà còn là điểm mấu chốt mà ai cũng nhận ra - thật sự cần thiết cho cảm xúc, tinh thần và sự tồn tại của chúng ta. Không một cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức xã hội nào có thể tồn tại lâu dài nếu không có chiến lược quản lý khủn hoảng.

Một trong những ví dụ điển hình của việc thiếu chỉ số IQ cảm xúc là việc nhiều giám đốc điều hành thường xuyên yêu cầu khách hàng phải hiểu được công việc kinh doanh ở vị trí của những CEO. Hình thái lệch lạc của việc hoán đổi vị trí này cho thấy những cách mà nhu cầu cảm xúc không hay biết của các CEO lấn át như cầu của khách hàng. Không nên tạo sai trái gì về điều này, việc hoán đổi vai trò này là trường hợp điển hình của việc các CEO phản hồi khách hàng của mình.

Công việc của một doanh nhân không phải là hành động khôn ngoan, hay thận trọng khi vướng vào những rắc rối. Công việc của họ là làm bạn với những tham vọng táo bạo. Đó chính là chấp nhận những nguy cơ mà thị trường cho phép doanh nhân đó dấn thân vào.

Doanh nhân Phạm Xuân Khoa
Bài viết đóng góp, xin gửi về: media@goldstar.com.vn